Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Văn hóa Du lịch

Đề cương Văn hóa Du lịch

Câu 1:  Một số khái niệm: Văn hóa - Du lịch - Du lịch văn hóa - Văn hóa Du lịch
Trả lời:
1.    Văn hóa:
-      Theo từ điển tiếng Việt thì văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử. Văn hóa là sự khác biệt. Văn hóa là sự sang tạo trên nền của thế giới tự nhiên và xã hội.
-      Theo từ nguyên thì văn hóa là sự biến đổi của trang phục, tri thức, sinh học, nhân học,…-> văn hóa là sự biến đổi theo hướng tốt lên.
ð Tóm lại:
·        Văn hóa là toàn bộ những sáng tạo và tích lũy của con người trong sự tương tác với thế giới tự nhiên và xã hội của mình.
·        Theo PGS.TS Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”.
2.    Du lịch:
-      Theo từ điển tiếng Việt, du lịch là đi xa để tìm sự khác lạ so với nơi mình ở.
-      Theo Nguyễn Khắc Viện, du lịch là sự thay đổi không gian văn hóa của con người.
-      Theo luật du lịch thì du lịch là những hoạt động có liên quan đến chuyến đi ngoài nơi cư trú của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng,…trong một khoảng thời gian nhất định.
3.    Du lịch Văn hóa:
-      Là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát triển giá trị truyền thống.
-      Du lịch Văn hóa là loại hình du lịch khai thác những giá trị thành tố của văn hóa Việt Nam nhằm bảo tồn và phát huy tốt nhất các giá trị văn hóa của dân tộc, tạo sự phát triển bền vững.
-      Du lịch Văn hóa là loại hình du lịch đưa du khách tới tham quan các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống, các làng nghề truyền thống, các loại hình nghệ thuật truyền thống,…
4.    Văn hóa Du lịch:
-      Là khoa học nghiên cứu các giá trị văn hóa để phát triển du lịch.
-      Văn hóa Du lịch là khoa học để tạo ra sự phát triển du lịch bền vững, phát triển bền vững cần phải đạt 5 tiêu chí:
·        Tạo tiền đề phát triển mọi mặt, mọi loại hình du lịch.
·        Bảo vệ môi sinh, môi cảnh, môi trường tự nhiên, môi trường du lịch.
·        Đảm bảo công bằng xã hội.
·        Xây dựng phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế du lịch phát triển không ngừng.
·        Không xâm hại lợi ích nhiều mặt của các thế hệ trước mắt và lâu dài.
Câu 2:  Mục tiêu, nhiệm vụ của Văn hóa Du lịch
Trả lời:
-      Mục tiêu của Văn hóa Du lịch là giúp du lịch phát triển có văn hóa hơn, chấn chỉnh những hành vi lệch lạc của khách thiếu văn hóa…
-      Nhiệm vụ:
·        Đưa ra những cách thức, biện pháp kinh doanh trên cơ sở những giá trị văn hóa để phát triển du lịch
·        Xây dựng phong cách chuyên nghiệp, xây dựng văn hóa trong kinh doanh, tăng hàm lượng văn hóa để tạo ra sự hấp dẫn trong du lịch Việt Nam.
Câu 3: Cơ sở hình thành Văn hóa Du lịch?
Trả lời:
1.    Cơ sở lý thuyết:
-      Bản chất của Du lịch là Văn hóa!
(Bản chất của kinh tế là tri thức!)
-      Nội hàm của du lịch cũng là văn hóa. Các lĩnh vực kinh doanh trong du lịch đều phải chứa đựng nội dung văn hóa.
-      Cơ sở lý thuyết của Văn hóa Du lịch cũng xuất phát từ những thuật ngữ đang sử dụng. Văn hóa Du lịch thuộc về “ngôn ngữ học hình thái”
2.    Cơ sở thực tiễn:
-      Văn hóa Du lịch được ra đời trên cơ sở thực tiễn do chất lượng, hiệu quả, hoạt động của kinh tế du lịch.
-      Xuất phát từ yêu cầu đặt ra từ quá trình kinh doanh du lịch hiện nay – phải tăng hàm lượng văn hóa.
-      Xuất phát từ nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng, nâng cao của khách.
-      Văn hóa Du lịch phải ra đời do thực trạng những biểu hiện, thể hiện của khách du lịch thiếu văn hóa.
-      Xuất phát từ yêu cầu tạo ra nét đặc trưng, đặc thù của các địa phương, doanh nghiệp, cá nhân.
3.    Cơ sở pháp lý:
-      Ngay trong Pháp lệnh Du lịch (1999) đã ghi rõ: “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung văn hóa sâu sắc…”
-      Luật Du lịch (2005) cũng xác định: “…bản chất của du lịch là văn hóa…”
-      Chúng ta đang sống trong một xã hội được kiểm soát bằng pháp luật. Do vậy, hoạt động kinh doanh du lịch cũng phải nằm trong sự kiểm soát của pháp luật. Một xã hội sống trong pháp luật là một xã hội văn minh.
Câu 4: Các yếu tố cấu thành Văn hóa Du lịch?
Trả lời:
1.    Thời đại:
-      Du lịch là một xu hướng tất yếu của con người!
-      Quá trình giao thoa và hội nhập quốc tế diễn ra trên nhiều lĩnh vực, trong đó có du lịch.
-      Trong hoạt động du lịch, nhu cầu của du khách ngày càng cao -> ra đời Văn hóa Du lịch.
-      Trình độ của người cung và người cầu không ngừng tăng lên -> Văn hóa Du lịch phát triển.
-      Xu thế tìm về bản sắc văn hóa của khách quốc tế, xu thế tìm hiểu văn hóa đương đại của khách nội địa -> Văn hóa Du lịch phát triển.
2.    Truyền thống:
-      Thân thiện là một điểm mạnh của người Việt Nam.
-      Người Việt Nam có truyền thống hiếu khách, trọng thị, “nhịn miệng” đãi khách,…cũng ảnh hưởng đến du lịch.
-      ứng xử văn hóa truyền thống trở thành nền tảng căn bản của Văn hóa Du lịch đương đại.
3.    Con người:
-      Những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch thường linh hoạt và năng động.
-      Du lịch là thích ứng cao, sự năng động và thích nghi là một yêu cầu của nghề nghiệp.
-      Văn hóa là của con người, thuộc về con người; bản chất của du lịch là văn hóa -> con người làm du lịch phải có văn hóa.
4.    Cơ sở vật chất kĩ thuật – hạ tầng du lịch:
-      Việt Nam không có truyền thống “làm” du lịch -> cơ sở vật chất kĩ thuật cho du lịch còn yếu và thiếu. Giai đoạn đầu, du lịch phải sử dụng cơ sở vật chất - kĩ thuật sẵn có, đó là một phần của kho tàng di sản của cha ông. Do vậy, di sản là yếu tố cấu thành Văn hóa Du lịch đương đại.
-      Nhu cầu của du khách nâng cao không ngừng, do vậy, các yếu tố đảm bảo của cơ sở vật chất - kĩ thuật cũng phải nâng cao không ngừng và trở thành cơ sở hạ tầng du lịch.
-      Do du lịch mang tính động gần như tuyệt đối, cho nên việc sử dụng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phải luôn biến đổi và thích ứng nhưng phải đảm bảo nội dung văn hóa, tạo sức hút cho du khách.
5.    Sự tác động tương hỗ giữa tự nhiên và con người:
-      Hoạt động du lịch là sự kết nối các yếu tố tự nhiên và xã hội thông qua bàn tay tổ chức của con người. Do vậy, các yếu tố tự nhiên và xã hội tác động tương hỗ lẫn nhau.
-      Tác động tương hỗ giữa tự nhiên và xã hội chính là sự biểu hiện của sự khai thác các yếu tố hữu hình và vô hình, giúp thỏa mãn các nhu cầu của con người.
-      Phát triển du lịch sẽ tác động tích cực (là Văn hóa Du lịch) hay tiêu cực (là phi văn hóa) đến tự nhiên và xã hội.
Câu 5: Sự giống và khác nhau giữa Du lịch Văn hóa và Văn hóa Du lịch?
Trả lời:
Du lịch Văn hóa
Văn hóa Du lịch
-      Là các chương trình du lịch

-      Là hình thức thể hiện nội dung các chương trình du lịch
-      Là cung trong du lịch
-      Đem đến cho du khách những thẩm nhận và trải nghiệm văn hóa trong các chương trình du lịch
-      Chứng tỏ sự đa dạng hay không đa dạng về tài nguyên du lịch của một địa phương, một đất nước
-      Thể hiện thông qua những hình thức khai thác tài nguyên du lịch
-      Là các thức thực hiện các chương trình đó
-      Là chất lượng, hiệu quả thực hiện các chương trình du lịch
-      Là cầu trong du lịch
-      Đem đến cho du khách những giá trị tinh thần từ một chương trình du lịch cụ thể

-      Chứng tỏ khả năng, trình độ nguồn nhân lực trong việc khai thác các tài nguyên, nguồn lực du lịch
-      Thể hiện nội dung, chất lượng khai thác các tài nguyên du lịch


Câu 6: Những tính chất cơ bản của Văn hóa Du lịch?
Trả lời:
-tính sáng tạo
-tính tổng hợp hệ thống
-tính kế thừa tích hợp
-tính khu vực bản địa
-tính giao thoa phổ quát
-tính tất yếu thời đại
Câu 7: Quy luật phân vùng của Văn hóa Du lịch?
Trả lời:
-      Vùng văn hóa là vùng mà ở đó nền văn hóa mang những nét đặc trưng riêng biệt so với những vùng khác, nhưng lại thể hiện những nét chung của cộng đồng cư dân ở nơi đó.
-      Vùng du lịch là vùng mà ở đó có những cơ sở và điều kiện đặc thù về tài nguyên mà người ta đã tiến hành khai thác để phát triển du lịch, tạo ra sự khác biệt nhất định so với các khu vực khác.
ð Mục tiêu của Văn hóa Du lịch là biến vùng văn hóa thành vùng du lịch, biến vùng du lịch là vùng văn hóa ngày càng cao hơn.
Câu 8: Quy luật vận động của Văn hóa Du lịch?
Trả lời:
-      Sự chuyển hóa từ vùng văn hóa sang vùng du lịch cần có sự chuyển hóa trên 3 lĩnh vực:
·        Chuyển hóa tư duy, nhận thức
·        Chuyển hóa đường lối, cơ chế, chính sách, pháp luật
·        Chuyển hóa hành động
-      Sự biến đổi của Văn hóa Du lịch cả về nội dung và hình thức.
-      Xu hướng biến đổi trong các vùng du lịch ở Việt Nam:
·        Tích cực: tài nguyên du lịch được khai thác có hiệu quả để phục vụ phát triển du lịch bền vững.
·        Tiêu cực: khai thác không đúng cách -> cạn kiệt tài nguyên, làm biến dạng văn hóa.
Câu 9: Quy luật giá trị của Văn hóa Du lịch?
Trả lời:

  1. -      Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp -> thước đo giá trị của Văn hóa Du lịch là thước đo tổng hợp: hiệu quả kinh doanh, việc bảo vệ môi trường, ấn tượng - tâm lý du khách.
-      Thước đo giá trị của Văn hóa Du lịch chính là thước đo giá trị kinh tế của du lịch. Thước đo này thể hiện qua: số lượng khách, doanh thu, giữ gìn môi trường sống, phát triển nhu cầu.
-      Thước đo giá trị của Văn hóa Du lịch là một thước đo ảo, vì nó là sự tổng hợp của tất cả các thước đo kể trên.
-      Biểu hiện của quy luật giá trị của Văn hóa Du lịch: giá trị và giá cả tác động qua lại…
Câu 10: Văn hóa Du lịch trong quy hoạch – đầu tư, xây dựng điểm – tuyến du lịch?
Trả lời:
Muốn quy hoạch – đầu tư, xây dựng điểm – tuyến du lịch cần:
-      Dựa và điều kiện tự nhiên hiện hữu
-      Dựa vào truyền thống tồn tại , vận động và phát triển
-      Dựa vào nhu cầu đương đại
-      Dựa và dự báo và định hướng tương lai
Câu 11: Văn hóa Du lịch trong quá trình xây dựng sản phẩm du lịch?
Trả lời
-      Khái niệm sản phẩm du lịch:
·       Theo luật du lịch: sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách trong chuyến đi du lịch.
·        Theo TS. Dương Văn Sáu: sản phẩm du lịch là toàn bộ những dịch vụ tạo ra các hàng hóa văn hóa mang tính đặc thù do các cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp để phục vụ những nhu cầu của khách, đồng thời góp phần định hướng và tạo ra các nhu cầu mới của các đối tượng du khách khác nhau.
·     Cũng theo TS. Dương Văn Sáu: sản phẩm du lịch đặc trưng là những sản phẩm được hình thành thông qua việc khai thác các tài nguyên đặc hữu của một địa phương, khu vực; tạo ra những sản phẩm mang dấu ấn bản sắc riêng của địa phương, khu vực đó để chuyển đến tay du khách thông qua những phương thức riêng biệt.
-      Kết luận: bất cứ một sản phẩm du lịch nào cũng là một sản phẩm văn hóa nhưng không phải sản phẩm văn hóa nào cũng là sản phẩm du lịch.
Câu 12: Văn hóa Du lịch trong các đối tượng du khách?
Trả lời:
-      Văn hóa Du lịch trong các đối tượng du khách chính là ứng xử của du khách trong quá trình du lịch. Bên cạnh những ứng xử tích cực còn có những ứng xử tiêu cực như:
·        Vi phạm nội quy ở nơi tham quan du lịch
·        Phá hoại môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường sinh thái nhân văn
·        Xâm hại các giá trị văn hóa truyền thống
-      Giải pháp để nâng cao Văn hóa Du lịch trong đội ngũ du khách:
·        Nâng cao dân trí
·        Tìm hiểu, đánh giá thực trạng
·        Nghiên cứu tâm sinh lý các đối tượng du khách
·        Thể chế hóa luật pháp, cụ thể nội quy, quy chế
·        Tuyên truyền sâu rộng
·        Xây dựng đội ngu cảnh sát du lịch
·        Tổ chức các dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu của du khách

·        Công bố một phần sự thật danh tính, hình ảnh, thông tin…đối với những du khách vi phạm nội quy, gây áp lực xã hội, tạo hang rào trách nhiệm trong mỗi du khách.